Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Xung đột Hamas - Israel: Israel hoàn tất chuẩn bị cho chiến dịch quân sự ở Rafah
    Tin Việt Nam
Thùy Tiên đại diện thanh niên VN phát biểu tại Đối thoại của Tổng Thư ký ASEAN
    Tin Cộng Đồng
Ukraine tìm cách đưa công dân nam về nước
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Tiếng gọi Hoàng Sa
---------------------------------------------Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt

Trong không khí tưng bừng đón Xuân, rộn ràng bài ca hòa cùng âm thanh pháo nổ. Tiếng pháo giao thừa đánh dấu cho sự khởi đầu giữa âm và dương, đất với trời. Nhìn lên bàn thờ tổ tiên trong ngày Tết, nào rượu- mứt, dưa- hành, câu đối đỏ cùng mâm ngũ quả.

 


Tất cả mang ý nghĩa bản sắc văn hóa của dân tộc Việt, nhắc nhở chúng ta biết được nguồn gốc, tập quán và lịch sử giữ nước dựng nước của tổ tiên. Khẳng định hơn, khi “đón Xuân nầy ta nhớ đến Xuân xưa” đã gợi lại dân tộc Việt Nam có những mùa Xuân không thể quên và phải nhớ. 

 

Mùa xuân thứ nhất, vào  năm Kỷ Dậu (1789) vào ngày 29 tháng 1 Vua Quang Trung đã dùng cánh quân tiền vệ “dương đông” tiến vào đồn Ngọc Hồi, tạo nên tình trạng căng thẳng cho quân Thanh rồi bất ngờ lệnh cho Đô đốc Long tiến đánh Đống Đa giết chết tướng giặc là Hứa Thế Hanh và tả dực Thượng Duy Thăng. Dưới sức tiến quân vũ bão của ta, tướng giặc Sầm Nghi Đống đã thắt cổ tự tử, sau cùng Tôn Sĩ Nghị bỏ lại ấn tín chạy về Tàu nhận tội trước mặt Càn Long. Đại thắng quân Thanh được kết thúc qua trận đánh đồn Khương Thượng và Ngọc Hồi, chấm dứt giai đoạn đô hộ của nhà Thanh trên đất nước chúng ta.

 

Mùa Xuân thứ 2 vào ngày 19/1/1974 Trung Quốc đã xua quân tiến chiếm Hoàng Sa. Mặc dầu thấy được sức mạnh của kẻ xâm lược từ vũ khí đến phương tiện hơn ta gấp nhiều lần. Nhưng tinh thần quật cường và lòng yêu nước thiết tha người lính Hải Quân VNCH đã không lùi bước trước kẻ địch cướp nước dành đảo. Hành động quyết tử với giặc đã chứng tỏ thế ta yếu, nhưng bản chất ta không hèn. Đã là con người Việt Nam thà chết chứ không chịu khuất phục, thể hiện qua lời danh tướng Trần Bình Trọng “Thà làm qủy nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”.

 

 Mùa Xuân thứ 3 vào một sáng tinh sương ngày 14/3/1988, Trung Quốc cho quân đổ bộ lên đảo Gạc Ma thuộc Trường Sa. Lấy số đông áp đảo giật cờ Việt Nam, lập tức Hải quân Việt Nam lập đội hình “vòng tròn bất tử” quyết tâm giữ vững lá cờ Tổ quốc trên đảo. Sau cùng thiếu úy Trần văn Phương đã bị địch bắn và đã anh dũng hy sinh. Nhưng trước khi hy sinh thiếu úy Phương đã hô to:” hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ vinh quang của tổ quốc”. Lòng quyết tâm của anh Phương đã thể hiện sự sống lại hình ảnh Trần Quốc Toản năm xưa tại Hội nghị Bình Than năm 1282, đã bóp nát quả cam vì lòng uất ức, phẫn kích đối với giặc Nguyên.  

 

Nhìn lại xa hơn, kể từ khi tổ phụ Hùng Vương lập quốc đến nay, dân tộc trải qua bao thăng trầm lịch sử, từ giặc Tàu, giặc Tây. Những hình ảnh Liễu Thăng, Tô Định, Tôn Sĩ Nghị cho đến Jean de Lattre de Tassigny tất cả có kẻ bị chém đầu hoặc bỏ chạy về nước, như trường hợp của Thoát Hoan đã phải chun ống đồng tẩu thoát. Như thế, bài học lịch sử Việt Nam đã chứng minh cho chúng ta thấy sức bật dậy của dân tộc chống lại ngoại xâm là yếu tố nhất định giống như “định luật hấp dẫn” trong nguyên tắc trái táo rơi của nhà vật lý người Anh Isaac Newton. Hơn nữa, đối với người Trung Quốc động từ xâm lăng chiếm đất dành đảo là điều hiển nhiên đã có từ trong huyết thống của họ. Hãy nhìn vào lịch sử dựng nước, ngay từ buổi ban đầu người Đại hán luôn có dã tâm tranh chấp, giành giựt lãnh thổ của người khác, từ thời đại nầy cho đến thời đại khác…

 

Cho đến hôm nay mốc thời gian 40 năm, một phần thịt da của nước ta đã thuộc về tay Trung Quốc. Nỗi nhớ Hoàng Sa và Trường Sa đã trở thành niềm đau nhức nhối của dân tộc. Nơi ấy có máu xương của ông cha để lại và cứ mỗi chiều dài lịch sử đều in đậm nét Hoàng Sa-Trường Sa. Đó là di sản, là biển đảo của Việt nam. Giọt máu của Ngụy Văn Thà, Nguyễn Thành Trí, và tổng số 74 chiến sĩ VNCH đổ xuống nói lên tinh thần vì nước quên mình. 

 

Bên cạnh gương hy sinh của những người lính VNCH, chúng ta không thể bỏ quên thái độ quyết tâm và hành động dũng cảm của chiến sĩ Trung đoàn Tây Sơn, đặc biệt anh Phạm Văn Hoàng với lời thề sắt đá khi một phần lãnh thổ Trường Sa bị mất vào tay Trung quốc, như sau: “Nếu không đuổi được kẻ xâm lược ra khỏi đất nước, tôi thề sẽ không về Hà Nội”. Với lời thề son sắt đó, anh Hoàng và các đồng đội của anh đã nằm lại trên phần thân thể Việt Nam. Những linh hồn ấy đã trở thành bất tử, nhắc nhở những người đang sống, còn một món nợ lịch sử, khi một phần đất nước chưa được thu về một mối.

 

Dĩ nhiên, chúng ta nhận rõ được âm mưu của Trung Quốc họ sẽ không trao trả lại biển đảo một cách dễ dàng cũng như 1000 năm trước, nếu chúng ta không đấu tranh giành lại độc lập. Tuy nhiên, mỗi người trong chúng ta tại sao không là Lê lợi, Quang Trung, hay Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn?. Lời thề Lũng Nhai và âm vang núi Chí Linh cùng vó ngựa Tây Sơn sẽ là trang sử lớn để dân tộc chúng ta soi đường. Nếu trước đây có người tự hào rằng “đốt cả Trường Sơn đi đánh Mỹ” thì tại sao ngày nay chúng ta không thể “rẽ sóng đại dương để lấy lại Hoàng Sa- Trường sa”?. Đông lực nào đã ngăn chận bước chân ta?

 

Kỷ niêm 40 năm ngày mất Hoàng Sa, và một phần Trường Sa. Chúng ta vinh danh những chiến sĩ Việt Nam anh hùng đã bỏ mình vì tổ quốc. Ghi nhớ món nợ nầy, nguyện cùng lòng, hứa cùng tiền nhân quyết tâm đoàn kết, vận dụng nội lực dân tộc để khôi phục lại vùng biển đảo về tay Trung Quốc. Ấy là tiếng gọi lương tri rất vô cùng thiêng liêng, khởi đi từ 90 triệu con tim, và cũng là lời hiệu triệu trong mỗi con người Việt Nam khi tổ quốc ta trong cơn nguy biến như lời thơ Nguyễn Việt Chiến:

 

Nếu tổ quốc đang bão giông từ biển

Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa

Ngàn năm trước con theo cha xuống biển

Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa.

 

Biển và rừng như máu thịt anh em, là Lạc Long Quân nhìn lên núi bắt gặp ánh mắt của mẹ Âu Cơ nhìn ra biển lớn. Mẹ ru con bằng tiếng ru huyền thoại của máu thịt Việt Nam. Cho dù 4 ngàn năm trước hay 4 ngàn năm sau rừng không thể thiếu biển như đại ngàn không thể thiếu tiếng gió reo, biển không thể thiếu rừng như đại dương không thể vắng tiếng thì thầm của những ngọn phi lao. Đó là định nghĩa sau cùng có sự gắng bó hữu hình của con người mang giòng họ Tiên Rồng. Và đó còn là, tất cả chúng ta những kẻ hậu sinh phải viết lại trên ngọn cờ tiến quân sáu chữ mà tổ phụ Trần QuốcToản đã viết: “Phá cường địch báo hoàng ân”. 

 

Mong thay!

 

Mùa Xuân 2014

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
    Tham vọng của Tập Cận Bình trong Đại Hội Đại Biểu Đảng CSTQ lần thứ 20 (10-08-2022)

Các bài viết cũ:
    Văn hóa, sản phẩm của con người (22-12-2013)
    Đông Nam Á trước trục xoay Hoa Kỳ (09-11-2013)
    Thế là anh Văn cũng đã ra đi! (15-10-2013)
    Campuchia có cần một chính khách như Sam Rainsy? (26-09-2013)
    Lòng tin chiến lược cho phát triển (26-09-2013)
    Damascus điểm chưa dừng của Bạch Cung (13-09-2013)
    Chuyến thăm lịch sử (27-07-2013)
    Tái Cấu Trúc Doanh Nghiệp (12-07-2013)
    Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên Hợp Quốc (02-06-2013)
    Bình Nhưỡng trước nguy cơ và đối lực của Hoa Kỳ (12-05-2013)
    Đục-trong mẹ hát cháy lòng! (17-04-2013)
    Ai nắn gân ai: Trung Quốc hay Nhật Bản? (11-04-2013)
    Liên Minh Phòng Thủ Á Châu (25-02-2013)
    Châu Á Trước Tác Động Của Bắc Kinh (25-01-2013)
    Chặn đường thứ hai của Tổng thống Obama (13-12-2012)
    Những ma sát trong đề cương kinh tế vĩ mô & tái cấu trúc hệ thống ngân hàng (12-11-2012)
    Văn Hóa Biểu Tình (12-10-2012)
    Điểm tương đồng và khác biệt giữa Barack Obama & Mitt Romney tại Á Châu (21-09-2012)
    Cân Bằng Lực Lượng Thái Bình Dương của Ngũ Giác Đài (11-08-2012)
    Lá thư Chủ Nhiệm (11-07-2012)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152742314.